Lộ trình tự học lấy lại gốc môn Toán cho học sinh THCS Bình luận

Toán là môn học chiếm tổng số tiết lên đến 4 tiết/tuần. Đồng nghĩa với việc lượng kiến thức học sinh phải học ở môn Toán cũng nhiều hơn các môn khác. Tình trạng mất gốc môn Toán xảy ra  nhiều với học sinh cấp THCS.  

Việc lấy lại gốc môn toán là ưu tiên hàng đầu phải đạt được của học sinh mất gốc. Bài viết dưới đây, Hocmaibook sẽ cung cấp cho các bạn học sinh và phụ huynh lộ trình đồng hành cùng con tự học để lấy lại gốc môn Toán THCS nhanh và hiệu hiệu quả.

Với học sinh THCS mất gốc môn Toán, lộ trình tự học lấy lại gốc cần được thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Ôn lại kiến thức nền tảng của năm học trước

Không còn cách nào khác giúp lấy lại gốc môn Toán tốt hơn cách học lại từ đầu. Nhưng không cần học từng bài. Học sinh nên học theo từng chương hoặc chuyên đề, phải nắm vững các kiến thức nền tảng về các định nghĩa, định lý,các công thức, các lưu ý trong sách giáo khoa…  

Lý thuyết môn toán được đánh giá là khô khan, khó nhớ, khó học. Nhưng việc này rất cần thiết để học toán hiệu quả. Điều quan trọng nhất trong quá trình học lý thuyết là phải hiểu được gốc rễ của nội dung kiến thức. Học để hiểu, không nên học thuộc, học vẹt vì sẽ rất dễ quên và không đạt được hiệu quả cao. Sau khi kết thúc mỗi chương, học sinh nên ôn tập lại kiến thức cũ trước khi chuyển qua kiến thức mới, tránh tình trạng học quá nhiều một lúc.

Thực hiện tốt bước này các em đã đi được 70% chặng đường chinh phục lại môn Toán. Cuốn sách Cẩm nang chinh phục kiến thức môn Toán lớp 6,7,8  sẽ là bạn đồng hành đắc lựa giúp các em hệ thống lại kiến thức Toán 6-7-8. 

Toàn kiến thức lý thuyết – công thức Toán trọng tâm từ Đại số đến Hình học  đều được đóng khung rất nổi bật, rõ ràng. Qua đó, học sinh có thể dễ dàng ôn tập đúng trọng tâm, nắm vững để học tốt môn Toán nhanh nhất. 

Bước 2: Xem trước nội dung kiến thức nền tảng của năm học mới

Khi có được phần kiến thức nền, học sinh cần bắt  đầu “xây mới” những kiến thức tiếp theo. 

Xem trước nội dung sẽ học trong kì tới sẽ giúp học sinh hình thành tư duy về kiến thức sắp học, kiến thức cần ôn lại để làm bàn đạp cho nội dung mới. 

Bước 3: Thực hành làm bài tập 

Không có một bí quyết nào giúp học sinh mất gốc môn toán học tốt hơn nếu không chăm chỉ. Các bạn học sinh mất gốc càng phải làm nhiều bài tập hơn nữa so với những người bình thường khác. 

Khi đã vững lý thuyết, bạn học sinh cần bắt tay vào thực hành những bài tập ở dạng cơ bản trước. Hãy làm thật nhiều lần, luyện tập ở nhiều dạng bài khác nhau để củng cố lại lý thuyết đã học, cũng là cách để ôn luyện và bổ sung kiến thức cho mình. Việc này sẽ giúp các em bước đầu “bớt sợ” với môn Toán.Khi đã chắc chắn thành thạo ở những dạng bài cơ bản, học sinh có thể thử sức làm những bài tập khó hơn, mức độ phức tạp hơn để nâng cao khả năng của mình. Việc làm bài theo lộ trình từ thấp đến cao sẽ tạo cảm hứng và mạch tư duy cho học sinh.

Học sinh lớp 7, 8, 9 muốn được ôn luyện lấy lại gốc môn Toán, tăng khả năng vận dụng các kiến thức đã học được vào cách xử lí các dạng bài tập có trong chương trình học và đặc biệt nâng cao chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì không thể bỏ qua Bộ sách 1001 bài tập học tốt toàn diện môn Toán lớp 7, 8, 9 .

Bộ sách 1001 bài tập học tốt toàn diện môn Toán với hơn 1001 bài tập mỗi cuốn, quét toàn bộ các dạng bài tập từ dễ đến khó của chương trình Toán các lớp 7, 8, 9. Bên cạnh, bộ sách kèm hệ thống đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, giúp học sinh rèn phương pháp, luyện kĩ năng xử lý các dạng bài và làm quen với các dạng đề và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp. Ở mỗi dạng đề luôn đi kèm hướng dẫn giải chi tiết với các phương pháp giải hay giúp các em hiểu nhanh, nhớ sâu, dễ dàng vận dụng.

Hệ thống các dạng bài tập trong sách được chia thành từng chương và từng đơn vị kiến thức giúp học sinh dễ dàng tra cứu. Ngoài các dạng bài tập trong chương trình THCS, sách còn cung cấp các kỹ năng cần thiết giúp học sinh rèn luyện cho kỳ thi vào 10 – dành riêng cho học sinh lớp 9 bao gồm những lưu ý về phương pháp giải, chiến thuật và kĩ năng làm một số dạng bài quan trọng trong đề thi vào 10 môn Toán. 

Bước 4: Rút ra kinh nghiệm làm bài

Sau mỗi một dạng bài học sinh nên xem lại một lượt bài mình vừa giải, rồi dựa trên những cách làm mình đã đưa ra, tìm xem phương pháp nào thích hợp, tiết kiệm thời gian nhất. Bên cạnh đó, chúng ta nên ghi chú lại từng dạng vào bên cạnh bài toán mình vừa giải để tiện hơn cho việc ôn luyện.

Hy vọng với những thông tin hữu ích HOCMAIBOOK chia sẻ các bạn học sinh và phụ huynh đã có một lộ trình tự học lấy lại gốc môn Toán hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *