Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực – ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021 Bình luận

Ngày 28/03, các thí sinh đã trải qua kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 và kết quả thi được đánh giá có sự phân loại tốt, phù hợp với định hướng xét tuyển của nhiều trường đại học, đặc biệt mở thêm nhiều cơ hội đỗ đại học cho học sinh. Vì vậy, trong đợt 2 kỳ thi chắc chắn sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh cả nước. Lợi thế của các bạn thi sau là rút ra được kinh nghiệm xương máu từ người thi trước.

Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021

Đánh giá sơ bộ về kỳ thi ĐGNL đợt 1/2021

Đợt 1 kỳ thi ĐGNL đã có 69.826 thí sinh đăng ký thi, tỷ lệ dự thi đợt 1 đạt 97,94% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TPHCM, phân bố điểm của Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm nay gần như tương đồng với phân bố điểm đợt 1 của năm 2020 và 2019 chứng tỏ sự ổn định của đề thi.

Phân bố điểm trải rộng từ 164 điểm đến 1.103 điểm, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho việc xét tuyển. Kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi cũng cho thấy đề thi được thiết kế theo đúng yêu cầu, giúp phân loại thí sinh rất tốt.

“Điểm trung bình của 68.400 bài thi là 688 điểm, có hơn 2.776 thí sinh có điểm bài thi trên 900 điểm và thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.103 điểm” – TS Nguyễn Quốc Chính nhấn mạnh.

Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021

Tích lũy kiến thức ra sao để làm tốt bài thi đánh giá năng lực?

Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến tổ chức đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực vào khoảng 2 tuần sau khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT (dự kiến vào ngày 18.7).

TS. Nguyễn Quốc Chính khẳng định, bài thi của ĐH Quốc gia TPHCM được xây dựng theo định hướng ĐGNL cơ bản của thí sinh (sử dụng ngôn ngữ, xử lý số liệu, tư duy logic, giải quyết vấn đề), không đánh giá khả năng nhớ kiến thức. Chính vì vậy, bài thi sẽ yêu cầu kiến thức ở phạm vi khá rộng, bao phủ gần như tất cả các môn học trong chương trình phổ thông. Đề thi không yêu cầu thí sinh thuộc kiến thức nên đa số câu hỏi đều cung cấp dữ liệu và yêu cầu thí sinh xử lý để trả lời.

TS. Chính nhắc thí sinh không nên học lệch, học tủ mà nên tiếp cận học tập theo hướng toàn diện, phương pháp học tập khoa học, có hệ thống, học đều các môn, lập luận, đánh giá, phản biện, không chỉ chấp nhận kiến thức. “Để có được kết quả tốt, thí sinh cần thời gian để học và ôn tập, không phải khi thi mới bắt đầu. Kỳ thi đã gần kề, thí sinh không nên nạp thêm kiến thức mà nên hệ thống hóa lại những kiến thức đã có”, TS. Chính nói.

Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021

Xét về cấu trúc, bài thi này tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Cần có “chiến lược” làm bài thế nào cho hiệu quả? Làm sao để đạt điểm cao? Thí sinh cần đáp ứng những điều kiện nào?

Việc tích lũy kiến thức là rất quan trọng để có thể hoàn thành tốt các dạng bài thi năng lực. Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, với những học sinh còn chặng đường dài chuẩn bị cho kỳ thi này (đang học lớp 10 và 11), việc cần thiết là tạo thói quen học chủ động, có phản biện và luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chẳng hạn, khi tiếp cận một thông tin luôn có câu hỏi vì sao, nhìn vào bảng số liệu luôn phân tích xu hướng thay đổi của những con số…

Năng lực suy luận logic không phải hoàn toàn chỉ có do bẩm sinh mà có thể phát triển qua quá trình rèn luyện. Vì vậy việc chủ động rèn luyện sẽ giúp có được khả năng này. Nếu tập được thói quen này thì học sinh dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của nhiều kỳ thi khác nhau, không chỉ kỳ thi năng lực .

Với những học sinh chưa thực hiện triệt để thói quen học chủ động để tích lũy kiến thức trong thời gian dài, thì cần có chiến thuật tiếp cận khác để trang bị những kiến thức cơ bản. Cụ thể là hệ thống hóa lại các khối kiến thức cơ bản được đề cập trong đề thi, từ đó tìm thấy những quy luật, mối liên hệ giữa các dữ kiện, số liệu rời rạc.

Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm 

Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021

Các thủ khoa từng đạt điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực có những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình khi chuẩn bị cho kỳ thi này.

Trần Công Huy Hoàng là thí sinh từng đạt 1.118 trên tổng số 1.200 điểm, thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Theo Hoàng, cách tốt nhất để tích lũy kiến thức là có thói quen đọc và tùy vào từng giai đoạn, từng lĩnh vực sẽ có cách đọc khác nhau. Trong đó, nên cố gắng nắm kiến thức cơ bản trước khi mở rộng kiến thức.

Để nắm vững kiến thức cơ bản, theo Huy Hoàng, cách đơn giản nhất là đọc lại sách giáo khoa hoặc tìm đọc các sách khái quát những nội dung cơ bản từng môn học để dễ tiếp thu hơn (sách này có bán trong các nhà sách). Khi cần mở rộng kiến thức thì tìm thêm các nguồn thông tin hay và phù hợp bên ngoài. Ví dụ các môn tự nhiên có thể tìm đọc sách nâng cao, tham gia các nhóm ôn luyện.

Với phần kiến thức xã hội có thể đọc thêm sách báo, các kênh thông tin thời sự chính thống… “Phần nhiều các câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực là kiểm tra kiến thức rộng hơn là những bài tập khó. Việc chăm đọc thêm bên ngoài, lâu lâu có những thông tin hay được tiếp cận, đọng lại trong đầu và rất có ích cho bài thi”, thủ khoa này chia sẻ.

Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019 với 1.108/1.200 điểm, cũng có những chia sẻ tương tự. Nghĩa cho rằng bên cạnh việc học ở trường nên chủ động tìm thêm các nguồn bên ngoài để học thêm, những nguồn bên ngoài cần bám sát chương trình học. Một trong những kinh nghiệm đọc của thủ khoa này là các trang báo tiếng Anh hoặc trang mạng trao đổi về học thuật phù hợp với việc học. “Nhưng quan trọng nhất vẫn là cố gắng tìm ra điều khiến mình thích và vui khi học. Khi học theo tinh thần như vậy sẽ cho kết quả tốt hơn”, người từng đạt điểm cao nhất kỳ thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2019 bật mí.

Lý do khiến teen 2003 nên đăng ký thi ĐGNL đợt 2 ngay lập tức

Thí sinh cần rút kinh nghiệm gì sau kỳ thi đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM đợt 1/2021

Gia tăng cơ hội đỗ trường TOP

– Kỳ thi ĐGNL là độc lập hoàn toàn với với kì thi tốt nghiệp THPT, ai cũng có thể đăng ký, không phân biệt học lực, điểm số.

– Hơn 70 trường ĐH & Cao đẳng thuộc khu vực miền Nam đã tuyển sinh theo phương thức này. Trong đó, ĐIỂM CHUẨN các trường TOP như ĐH Tự Nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Bách Khoa,… chỉ từ 700 – 900/1200.

– Bài thi tập trung vào khả năng tư duy logic, ứng dụng chứ không đặt nặng lý thuyết. Nắm chắc hết phương pháp, kỹ năng là làm được ngay.

Do đó, teen 2003 hoàn toàn có thể thử sức để tăng khả năng đỗ Đại học cho mình, giảm áp lực thi cử.

Vững tâm lý phòng thi sau lần thi đợt 1

– Đối với những ai đã đăng ký thi đợt 1 mà số điểm không như mong muốn thì các em nên tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 2 một lần nữa bởi lần 1 sẽ coi như là một lần “tập dượt” để rèn luyện tâm lý khi đi thi, bản lĩnh và kỹ năng làm bài, phân bổ thời gian hợp lý. Từ đó việc chinh chiến ở đợt 2 sẽ trở nên dễ dàng và đã bắt nhịp được với tốc độ làm bài.

– Đối với những bạn chưa đăng ký tham gia đợt 1 thì các em cũng đừng lo lắng mà hãy đăng ký ngay và luôn ở đợt 2 này nhé vì ngoài những lợi ích kể trên, đây còn là cơ hội cuối cùng để các em có thể nhân hai cơ hội đỗ đại học mà không cần điểm cao tốt nghiệp THPT nữa đấy.

Cải thiện điểm số

Sau 2 lần thi, thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng kết quả cao hơn để xét tuyển. Tham gia kỳ thi ĐGNL đợt 2 sẽ giúp các em rút kinh nghiệm cho mình từ bài thi trước và để cải thiện điểm số.

Bộ 10 đề thi thử sát với đề thi mẫu ĐGNL ĐHQG TP. HCM giúp chinh phục kỳ thi đợt 2 (có đáp án +hướng dẫn chi tiết) dành cho các sĩ tử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *