Khác với chương trình lớp 1 chỉ bao gồm kiến thức đơn giản, lớp 2 bé rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng vì kiến thức được mở rộng, chương trình học nặng hơn.
Ở chương trình lớp 2, ngoài môn tập đọc, chính tả như lớp 1 vốn đã là một môn khó nhằn với nhiều bé thì sang đến lớp 2. Thay vì những phép tính đơn giản ở lớp 1, môn Toán lớp 2 bé sẽ phải làm quen với những phép tính phức tạp hơn. Nhiều em sẽ ngay lập tức cảm thấy nặng nề và chán nản bởi những con số lên đến hàng trăm, phép tính nhân chia và sự xuất hiện của các bài toán đố.. Nhiều cha mẹ cũng đang đau đầu tìm ra đáp án cho phương pháp để dạy con học toán tốt ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, nếu biết cách dạy con lớp 2 đúng chuẩn sẽ giúp bé vượt qua trở ngại ban đầu, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và bố mẹ cũng đỡ “căng não” hơn. Hãy cùng Hocmaibook tìm hiểu nhé.
Đừng để con học một cách bơ vơ
Như đã nói ở trên, kiến thứccác môn học đặc biệt môn Toán lớp 2 được mở rộng hơn rất nhiều. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy nản lòng với khối lượng kiến thức mênh mông và khó. Hãy đồng hành cùng con trong quá trình học tâp. Ba mẹ hãy cùng con đọc trước những kiến thức trong sách, với nội dung trẻ chưa kịp tiếp thu trên lớp hãy giải thích lại cho con theo ngôn ngữ dễ hiểu hơn.
Dạy trẻ là một quá trình đòi hỏi kiên nhẫn. Giải thích từ từ, nếu giải thích nhiều lần mà trẻ vẫn chưa hiểu được, ba mẹ hãy thử đổi nhiều phương pháp khác nhau: tính toán bằng cách vẽ, đếm hạt, dùng que tính, dùng tay, tóm lại là hãy thử đổi nhiều cách để xem cách nào hiệu quả với bé nhất.
Hãy hướng dẫn bé cách đọc hiểu đề bài, dấu hiệu nhận biết dạng bài và cách làm bài vì đề bài đôi khi rất dài nhưng lại nhiều dữ liệu không cần thiết khiến bé dối khi làm. Hãy dạy bé cách xác định dữ kiện quan trọng khi làm bài để tìm ra cách giải phù hợp cho từng dạng bài. Bố mẹ tuyệt đối không nên giải bài cho con mà chỉ giúp con tìm ra cách giải bài toán một cách dễ hiểu nhất. Thường xuyên hỏi con có hiểu bài không, nếu con không hiểu thì hãy kiên nhẫn giải thích lại nhiều lần.
Nhân chia cộng trừ, cách xem giờ, cách tính giờ, cách tính đồng hồ, bảng cửu chương đều là những bài học mang tính thực tiễn, có tính áp dụng rất cao trong chương trình toán lớp 2 mà bạn có thể chủ động dạy cho con ngay từ bé.
Bạn có thể dạy con xem giờ mọi lúc mọi nơi, chủ động hỏi bé xem bây giờ là mấy giờ, để bé tự trả lời bằng cả đồng hồ kim hay đồng hồ điện tử. Trong bữa cơm bạn có thể dạy con đếm số đũa, số chén trên bàn, đây đều là những thứ rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để bé có thể dễ làm quen hơn với môn Toán. Cách dạy con lớp 2 luôn được các chuyên gia giáo dục khuyến khích là làm mọi thứ trở nên thú vị và sinh động.
Luyện tập thường xuyên
Mỗi ngày, bạn hãy cho bé tập trung vào một dạng bài và giải thật nhiều bài tập ở dạng bài đó để bé có thể nhớ mãi không quên cách làm bài. Sau khi bé giải hết các dạng bài, hãy tạo một bài kiểm tra tổng hợp có tất cả các dạng bài em đã làm với nhau để hình thành tư duy và phân biệt các loại dạng bài.
Việc giải bài tập nên được diễn ra thường xuyên nhưng với thời gian ngắn, tạo thói quen mỗi ngày 10-20p làm bài tập nhưng lặp đi lặp lại trong thời gian dài thay vì ép bé làm toán liên tục 1 2 tiếng nhưng chỉ 1 ngày trong tuần.
Cách dạy con học lớp 2 bằng cách chơi game
Đối với trẻ nhỏ, smartphone là một thứ vô cùng hấp dẫn, sinh động và thu hút. Đa phần các bé đều thích chơi game, xem youtube trên smartphone hơn là đọc sách. Thay vì gay gắt với việc cho con sử dụng smartphone,ba mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con sử dụng smartphone vào việc học. Có rất nhiều game làm toán, tập đọc vô cùng sinh động trên điện thoại các con có thể học, phân chia thời gian đủ để bé vừa học vừa chơi mà vừa không ảnh hưởng đến thị lực của con.
Bé sẽ cảm thấy rằng các môn học không đáng sợ và học sẽ thú vị hơn, và mong đợi hơn. Bằng phương pháp này thì ba mẹ có thể kiểm soát thời gian và nội dung con xem trên điện thoại, giúp hoạt động này mang nhiều lợi ích hơn là mặt hại. Đây là một cách dạy con học lớp 2 khá thông minh được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng.
Không quan trọng học bao lâu, quan trọng là học được gì
Ba mẹ tránh tạo sức ép tâm lý, ép buộc con phải học trong một quãng thời gian cố định. Đây là một hành động sai lầm, dễ gây chán nản và học đối phó ở trẻ. Thay vì ép con phải học từ 7 giờ đến 9 giờ, chỉ ngồi bàn tập đọc và làm vài phép tính cho hết giờ mà không thực sự đọng lại được kiến thức gì.
Bạn hãy đặ ra một mục tiêu cụ thể, ví dụ để bé giải được 3 bài tập toán trong tối nay, tập viết 10 chữ, khi nào bé hoàn thành thì sẽ kết thúc buổi học. Nếu trẻ tiếp thu nhanh thì bé sẽ làm nhanh, nhưng nếu bé làm chậm thì bạn cũng có thể biết được là bé đang gặp vấn đề ở đâu. Hãy luôn đồng hành cùng con trong cách buổi học này, luôn giữ vai trò định hướng và gợi ý cho con làm bài đúng, không đốc thúc, ép con làm bài nhanh.
Đây cũng là cách con dạy lớp 2 giúp bé tự giác hơn trong việc học, trong suy nghĩ của bé sẽ biết được chính xác hôm nay mình phải làm bao nhiêu bài chứ không bị áp lực phải học bao nhiêu tiếng.
Hiểu rõ thế mạnh của con
Bố mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào con,đặc biệt với việc học hành. Nhưng bố mẹ nên chấp nhận năng lực của con. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những khả năng không giống nhau, môi trường sống và phương pháp giáo dục cũngtác động đến khả năng tiếp thu, tư duy của trẻ. Khiến mối đứa trẻ có những đặc điểm khác biệt.
Thay vì ép con đạt được điều mình mong muốn thì ba mẹ nên tìm hiểu trẻ có thế mạnh ở môn học nào. Có những bé thể hiện khả năng làm toán rất nhanh nhưng có bé lại có năng khiếu ở môn tiếng Anh. Mọi năng khiếu đều đáng quý và hãy giúp con hiểu rằng bạn rất trân trọng khả năng của con. Nhưng không vì thế mà chỉ tập trung ở môn thế mạnh, bố mẹ cũng cần giúp con đạt được mức tối thiểu ở cả những môn con không thích vì đó là trách nhiệm và tiêu chuẩn giáo dục.
Hãy chú ý quan sát và cùng con tìm ra nguyên nhân và giải pháp ở môn bé chưa thích.
Trên đây là những cách dạy con lớp 2 vô cùng tâm lý mà các bố mẹ nên áp dụng và khuyến khích con đi theo.Hocmaibook hi vọng các bậc phụ huynh và bé sẽ dễ dàng hơn trong việc học tốt những môn trong chương trình giáo dục lớp 2. Hãy luôn tìm cách để chương trình học của con trở nên thú vị, sinh động hơn, giúp bé không nhàm chán và tìm được hứng thú trong học tập.