3 sai lầm cần tránh để đạt điểm cao bài văn nghị luận xã hội trong kỳ thi vào lớp 10 Bình luận

Trong đề thi Ngữ văn vào 10, nghị luận xã hội là dạng bài khó, thường chiếm 20-30% trọng số điểm bài thi. Để không bị mất điểm một cách đáng tiếc khi làm kiểu bài này, các bạn học sinh lớp 9 cần chú ý tránh những sai lầm điển hình dưới đây.

3 sai lầm cần tránh để đạt điểm cao bài văn nghị luận xã hội trong kỳ thi vào lớp 10

Nhầm lẫn giữa hai dạng đề nghị luận xã hội

Bài nghị luận xã hội thường bao gồm hai dạng đề là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội. Khi nhầm lẫn giữa 2 dạng đề này, học sinh sẽ rất dễ vạch sai dàn ý dẫn đến viết lạc đề, không đúng trọng tâm. Vì vậy cần đọc kỹ đề và nhận diện dạng bài trước khi bắt tay vào vạch dàn ý, triển khai bài viết chi tiết.

Thông thường, bài nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội sẽ bàn về các vấn đề thời sự xuất hiện nhiều trên báo đài hoặc một vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm văn học. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì vấn đề cần bàn luận sẽ liên quan tới đạo đức làm người, triết lý sống và thường được trích dẫn trong dấu ngoặc kép.

Chẳng hạn cho đề bài: Nhà văn Nga M.Go-rơ-ki từng nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Trước hết cần xác định đây là bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đối với dạng bài này, học sinh cần tìm và nêu bật được vấn đề cần nghị luận là gì sau đó lập dàn ý chi tiết:

– Mở bài: Nêu vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống, trích dẫn câu nói.

– Thân bài:

+ Giải thích vấn đề: Bắc Cực là nơi nào, có đặc điểm gì, vì sao nhà văn M.Go-rơ-ki lại so sánh nơi thiếu tình yêu thương với Bắc Cực.

+ Bình luận, chứng minh: Khẳng định tính đúng đắn của câu nói, chứng minh tình yêu thương quan trọng như thế nào với cá nhân và cộng đồng kèm dẫn chứng thực tế, lật ngược vấn đề nếu cuộc sống không có tình yêu thương thì sẽ ra sao.

+ Bài học rút ra đối với cá nhân và cộng đồng.

– Kết bài: Đánh giá chung ý nghĩa của câu nói và tính thời sự của nó trong thời đại hiện nay.

Mở bài không đánh trúng vấn đề, kết bài không tóm lại được vấn đề

3 sai lầm cần tránh để đạt điểm cao bài văn nghị luận xã hội trong kỳ thi vào lớp 10

Nhiều học sinh thường viết mở bài rất dài, có trường hợp dài đến nửa trang giấy nhưng không nêu bật được vấn đề cần nghị luận. Phần kết bài đôi khi cụt lủn, không tóm lại được vấn đề và rút ra bài học nhận thức. Điều này tạo cảm giác bài viết lan man, không cô đọng, không đi trúng yêu cầu của đề bài dẫn tới điểm số không cao.

Vì vậy, để bài viết tạo được ấn tượng với người chấm thi thì trong quá trình luyện đề, học sinh cần dành thời gian luyện viết mở bài và kết bài sao cho ngắn gọn, đúng đủ ý.

Với phần mở bài, có thể viết theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Mở bài gián tiếp thường tạo cảm giác độc đáo và hấp dẫn nhưng lại rất dễ lạc đề nếu học sinh viết không “chắc tay”. Để an toàn, học sinh nên mở bài trực tiếp vào vấn đề cần nghị luận, nếu là nghị luận về một tư tưởng đạo lý thì nhớ trích dẫn lại câu nói, ý kiến đó.

Trong phần kết luận, cần đánh giá tính đúng đắn/cấp thiết của vấn đề và rút ra bài học chung cho nhóm đối tượng mà vấn đề hướng đến.

Áp dụng với đề bài: Nhà văn Nga M.Go-rơ-ki từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

– Mở bài: Trong cuộc sống của mỗi con người không thể thiếu đi tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ. Việc con người trở nên thờ ơ và vô cảm với nhau thực sự vô cùng đáng sợ. Giống như nhà văn Nga M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.

– Kết bài: Câu nói của M.Go-rơ-ki là triết lý sống mà con người ở mỗi thời đại đều cần nuôi dưỡng, học tập. Nhất là trong cuộc sống hiện nay, khi căn bệnh vô cảm và nhịp sống xô bồ khiến mọi người trở nên xa cách nhau thì việc duy trì tình yêu thương càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Viết dài, viết dai, viết dại

3 sai lầm cần tránh để đạt điểm cao bài văn nghị luận xã hội trong kỳ thi vào lớp 10

Một bài văn nghị luận xã hội dài vài trang giấy chưa chắc đã đạt điểm cao bằng một bài viết cô đọng, súc tích chỉ một trang giấy thi. Bởi lẽ viết càng dài, học sinh càng dễ rơi vào tình trạng lập luận không rõ ý, lặp ý, câu từ lủng củng và “cháy bài thi” do vượt quá thời gian cho phép.

Để khắc phục tình trạng này,thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, học sinh chỉ nên viết ngắn gọn trong một mặt của tờ giấy thi hoặc dung lượng dao động từ 12-15 câu (tùy yêu cầu viết một bài văn hay đoạn văn), điều này vừa đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của đề vừa có thể giúp học sinh phân bố thời gian hợp lý để làm các câu khác trong đề thi.

Ngoài việc trau dồi kiến thức và kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, học sinh lớp 9 cần chú ý rèn phương pháp, luyện kỹ năng, chiến thuật làm các dạng bài điển hình trong đề thi vào lớp 10 như nghị luận văn học, phần Tiếng Việt, phần Đọc – hiểu… để có thể đạt điểm số tốt nhất trong kỳ thi chuyển cấp sắp tới.

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 năm sau cũng như đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn, teen 2006 đừng quên tham khảo ngay chìa khóa ôn luyện sách luyện thi vào 10 môn Ngữ Văn được thầy cô nổi tiếng HOCMAI biên soạn và vượt qua nhiều đợt kiểm duyệt nghiêm ngặt của NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  • Hệ thống kiến thức trọng tâm, bám sát cấu trúc đề thi vào 10
  • Hướng dẫn cách phân tích tác phẩm để học sinh làm được bài ngay cả khi đề thi không trùng với đề minh họa.
  • Khoanh vùng tất tần tật các dạng bài, rèn kỹ năng làm bài thông qua ngân hàng câu hỏi đa dạng, cập nhật xu thế thi.
  • Diễn giải chi tiết, khoa học các câu hỏi giúp các em dễ dàng tiếp thu, vận dụng
  • Tiếp cận nhiều dạng câu mới, lạ xuất hiện trong các đề thi chuyên, thi học sinh giỏi

XBook tin rằng với cuốn sách này sẽ giúp em nắm vững toàn bộ kiến thức phục, luyện thành thạo các dạng bài tập thường gặp trong đề thi điều kiện và đề thi chuyên vào 10 của các trường chuyên và công lập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *