Có phải bạn cảm thấy khó khăn khi phải tập trung cho việc học? Đừng lo – việc này cũng xảy ra với những học sinh – sinh viên xuất sắc nhất. Để tập trung cho việc học, bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen học tập, học ở nơi yên tĩnh không bị quấy rầy bởi những tiếng động bên ngoài, thử phương pháp mới hoặc lên kế hoạch học tập thực sự hiệu quả và cho phép tâm trí của bạn được thư giãn mỗi khi cần. Hãy thử trải nghiệm đến khi bạn tìm được cách phù hợp với mình. Bằng việc áp dụng đúng phương pháp, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn.
Lập thời gian biểu
Nếu bạn sắp phải học suốt cả đêm, hãy lên kế hoạch cho việc học. Dành 5-10 phút nghỉ ngơi sau mỗi 30-60 phút học tập. Não của bạn cần được thư giãn để nạp lại năng lượng. Đó không phải là sự lười biếng mà là thời gian để não tổng hợp thông tin.
Cố gắng chuyển đổi môn học sau mỗi giờ học để bạn không cảm thấy chán và não không bị bão hòa. Khi dành quá nhiều thời gian cho một môn, não của bạn sẽ dần mất đi sự năng nổ. Bằng việc chuyển sang một môn học mới, bạn sẽ đánh thức bộ não và cảm thấy có thêm động lực.
Cách ghi nhớ hiệu quả
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
Ghi thành dàn bài
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
Nhẩm trong óc
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
– Ghi ra giấy: Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất.
Xem lại bài học
Đã bao giờ bạn xử lý bài tập và muốn hoàn thành chúng nhưng lại không rõ ý nghĩa của một số thông tin? Việc học đôi khi cũng tương tự như vậy. Bạn cần biết khi nào phải xem lại bài học và làm cho việc học trở nên đơn giản hơn. Nếu không biết những kiến thức cơ bản, bạn đừng cố gắng tìm hiểu chuyên sâu. Hãy phân tích từng phần kiến thức nhỏ trước.
Học một cách chủ động
Một điều mà tất cả giáo viên đều biết nhưng hiếm khi nói với bạn là: việc đọc kiến thức trong sách vở sẽ rất chán, đặc biệt khi đó là chủ đề mà bạn không thích. Để việc học hiệu quả hơn và giúp bạn tập trung dễ dàng hơn, hãy dùng các phương pháp đọc chủ động. Việc này giúp bạn tránh tình trạng suy nghĩ mất tập trung và đảm bảo duy trì kết quả học tập tốt. Sau đây là một số gợi ý:
- Đặt câu hỏi cho bản thân trong khi đọc.
- Đóng sách lại và nói to phần tóm tắt nội dung bạn vừa đọc.
- Tự xây dựng cho mình một lộ trình học phù hợp với bản thân
- Chủ động hơn vào việc xác định thời gian biểu phù hợp
Chọn địa điểm thích hợp
Đó phải là một nơi yên tĩnh với môi trường thích hợp cho việc học. Bất kể đó là phòng riêng hay thư viện, bạn hãy chọn nơi có không gian yên tĩnh và không có yếu tố gây xao lãng để có thể tập trung. Bạn nên tránh xa tivi, thú cưng và bất kỳ thứ gì gây mất tập trung. Ngoài ra, bạn cũng cần một chiếc ghế thoải mái và ánh sáng tốt. Không nên ngồi ở tư thế gây mỏi lưng, mỏi cổ hoặc mỏi mắt vì sự nhức mỏi cũng khiến bạn mất tập trung.
- Ví dụ, đừng ngồi học trước tivi; bạn sẽ chỉ làm bài tập trong lúc quảng cáo. Chỉ “liếc nhìn” tivi hoặc nghe radio trong ít phút giải lao – tương tự như lúc bạn đi lấy nước hoặc “thay đổi không khí” trong chốc lát.
- Ngồi học ngay ngắn tại bàn học. Đừng học trên giường, trừ khi bạn ngồi ngay ngắn đọc sách mà không đắp chăn và bật đèn đọc sách đặt ngay bên cạnh. Lưu ý, không nên đắp chăn đọc sách vì bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Hơn nữa, bạn sẽ kết nối chiếc giường với việc học và chắc chắn đó là điều mà bạn cần tránh.
- Chiếc bàn đứng sẽ tăng hiệu quả tập trung (và đứng cũng tốt cho sức khỏe hơn so với tư thế ngồi).
Viết ra mục tiêu học tập
Bạn muốn (hoặc cần) đạt được điều gì trong hôm nay? Bạn nên làm gì để có thể bước đi trong tâm thế đã hoàn thành mọi việc cần làm? Đây là các mục tiêu giúp bạn tập trung vào việc nên làm trong buổi học.
- Đảm bảo đó là những việc khả thi. Nếu phải đọc 100 trang kiến thức trong tuần này, bạn nên đọc 20 trang mỗi ngày – đừng cố gắng đọc nhiều hơn mức bạn có thể tiếp thu. Bạn cũng cần lưu ý giới hạn thời gian. Nếu tối nay bạn chỉ có một giờ rảnh, hãy hoàn thành việc quan trọng nhất.
Trên đây chính là những gợi ý để giúp teen 2003 có thể tập trung hơn ở giai đoạn cần luyện đề quan trọng này. Với thời gian luyện đề này các bạn nên tìm những bộ đề CHUẨN để tránh luyện tràn lan không đúng trọng tâm. Biết là teen 2003 sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn đề để ôn tập nên HOCMAI đã xuất bản bộ sách luyện đề PENBOOK giúp các em có thể tiếp cận một bộ sách chất lượng với bộ đề chuẩn và phương pháp làm đề tối ưu. Sách luyện đề PENBOOK giúp khắc sâu kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, đồng thời gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong bài thi tốt nghiệp THPT 2021. Các em có thể tham khảo ngay sách tại đây.