Thay đổi quan trọng trong bài thi Đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 Bình luận

Ngày 23/12/2022, ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh cấu trúc và nội dung đề thi Đánh giá tư duy do trường tổ chức.

Năm 2023, bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội có nhiều điểm khác biệt về cấu trúc, hình thức, thời gian, thang điểm, nội dung thi, cách thức thi. Cùng so sánh điểm khác biệt trong đề thi của năm 2022 và 2023 tại bảng dưới đây:

Đề thi20222023
Cấu trúc đề thiBài thi gồm 2 phần (Phần bắt buộc và Phần tự chọn)
+ Phần bắt buộc: Toán, Đọc hiểu
+ Phần tự chọn: Khoa học tự nhiên hoặc Tiếng Anh
Đề thi gồm ba phần: Toán học, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề
Hình thức thiKết hợp cả trắc nghiệm và tự luậnTrắc nghiệm
Cách thức thiThi trên giấyThi trên máy tính trong 1 buổi
Thời gian thi270 phút
+ Toán (90 phút)
+ Đọc hiểu (30 phút)
+ Khoa học tự nhiên (90 phút)
+ Tiếng Anh (60phút)
150 phút
+ Tư duy Toán học (60 phút)
+ Tư duy Đọc hiểu (30 phút)
+ Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút)
Thang điểmTối đa 40 điểm
+ Toán (15 điểm)
+ Đọc hiểu (5 điểm)
+ Khoa học tự nhiên (10 điểm)
+ Tiếng Anh (10 điểm)
100 điểm
+ Tư duy Toán học (40 điểm)
+ Tư duy Đọc hiểu (20 điểm)
+ Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (40 điểm)
Nội dung kiến thứcPhần bắt buộc:
+ Toán: Tự luận 3 bài (đánh giá khả năng trình này, quy trình giải); trắc nghiệm khách quan 25 câu.
+ Đọc hiểu chủ yếu là bài luận dài về kỹ thuật công nghệ (năng lượng gió, năng lượng, mặt trời, virut covid) – kiểm tra khả năng đọc hiểu.
Phần tự chọn:
+ Khoa học tự nhiên: nội dung kiến thức trong chương trình THPT, gồm Lý – Hóa – Sinh . Sử dụng 1 đầu điểm cho tổ hợp KHTN.
+ Tiếng Anh : sự phân loại nhiều hơn kỳ thi THPT (Có thể quy đổi từ IELTS)
Phần Toán học: bao gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất chương trình toán lớp 11 và 12 nhằm kiểm tra năng lực và tư duy về Toán học của thí sinh
+ Phần Đọc hiểu: đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng thông qua các văn bản khoa học, văn học, báo chí. Câu hỏi đọc hiểu yêu cầu thí sinh sử dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, giải thích các chi tiết quan trọng, hiểu chuỗi sự kiện.
Phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: cung cấp thông tin khoa học được thể hiện dưới dạng dữ liệu (đồ thị, bảng biểu, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột. Các câu hỏi của phần này nhằm kiểm tra cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và kỹ năng giải quyết vấn đề của thí sinh
Đợt thi1 đợt thiDự kiến 3 đợt thi vào tháng 5, 6 và 7
Thời hạn sử dụng kết quảKết quả thi sử dụng trong năm thi và xét tuyểnSử dụng trong vòng 2 năm
Số lần thi1 lần thiKhông giới hạn

Năm 2022, kỳ thi diễn ra tại 5 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Nghệ An. Năm 2023, nhà trường dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi.

Lý giải cho sự thay đổi về cấu trúc và nội dung thi, đại diện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nhà trường muốn tận dụng kết quả xét tuyển bài thi đánh giá tư duy không chỉ tại các trường thuộc khối ngành kỹ thuật mà các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược đều có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển.

Như vậy, so với năm 2022 đề thi đánh giá tư duy có sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc và nội dung thi có lợi cho thí sinh. Thí sinh cần cập nhập thông tin đề thi để có lộ trình học ôn kỳ thi Đánh giá tư duy một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *